Top posting users this month
No user |
Latest topics
Most Viewed Topics
Tìm kiếm
Cơ bản với Richard Prauce - HLV trưởng đội tuyển Đức- P2
Diễn đàn bóng bàn MIGATI :: Kỹ thuật/ Chiến thuật/ Huấn luyện :: Kỹ thuật & Chiến thuật trong bóng bàn :: Kỹ thuật cơ bản
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Cơ bản với Richard Prauce - HLV trưởng đội tuyển Đức- P2
Các Khái niệm cơ bản về Bóng bàn với Richard Prause - HLV trưởng đội tuyển Đức
Phần 2: Cách cầm vợt
Tôi nên cầm vợt như thế nào?
Cầm vợt thoải mái giữa ngón cái và ngón trỏ (hình 1). Ba ngón tay còn lại ôm quanh cán vợt (hình 2). Cổ tay ở vị trí cơ bản tự nhiên của nó (đường đỏ trên hình ảnh 1), có nghĩa là không uốn cong lên trên, mà cũng không xuống dưới. Đầu vợt hơi chỉ lên trên chút ít (hình 1). Đó là kiểu cầm vợt cơ bản hoặc trung lập. Tất cả mọi người bắt đầu chơi bóng bàn nên bắt đầu như thế này. Điều này cũng áp dụng cho các VĐV đang tập chơi và các cầu thủ nghiệp dư hàng đầu bởi vì về cơ bản bạn có thể chơi tất cả những cú đánh khác nhau mà không gặp bất kỳ khó khăn nào. Ở cấp độ cao nhất, các VĐV bắt đầu thay đổi giữa kiểu cầm vợt thuận tay và kiểu cầm vợt trái tay cách đây 10-15 năm.
Tôi có nên thay đổi kiểu cầm vợt trong khi chơi bóng? Tại sao tôi cần phải thay đổi?
Điều này chắc chắn là tùy thuộc vào trình độ của bạn và vào khối lượng tập luyện của bạn. Kiểu cầm vợt cần được thay đổi rất mau lẹ và điều đó là không hoàn toàn dễ dàng, nếu không đưa ra sự phán đoán tốt nhất nhằm thực hiện các kỹ thuật khác nhau. Tất cả các VĐV hàng đầu đều thay đổi cách cầm vợt của họ một cách thường xuyên. Chúng ta nói về kiểu cầm vợt thuận tay và trái tay. Hình 3-5 cho bạn thấy có sự khác biệt. Hình 3 thể hiện vị trí trung gian được đề cập ở trên. Nếu bạn tưởng tượng bề mặt của vợt như là một phần mở rộng của bàn tay thì mặt phẳng của cả hai cần phải song song và vợt ở vị trí thẳng (đường chấm chấm, hình 3). Bây giờ bạn sẽ thay đổi kiểu cầm khi bạn sẽ có hai khả năng. Bạn thay đổi theo kiểu cầm trái tay hoặc kiểu cầm thuận tay. Với kiểu cầm trái tay, vợt quay vào bên trong một chút. Điều này dẫn đến góc thuận lợi hơn cho các kỹ thuật đánh trái tay và sử dụng thêm cổ tay (hình 4). Với kiểu cầm thuận tay, thì ngược lại. Lúc này vợt được mở ra ngoài. Một lần nữa bạn sẽ có được một góc độ tốt hơn và cơ hội cho sự chuyển động cổ tay tốt hơn cho các kỹ thuật đánh các cú thuận tay. Việc bạn thay đổi góc vợt đi bao nhiêu là hoàn toàn mang tính cá nhân. Có một thực tế là Timo Boll, Dimitrij Ovtcharov và Christian Suess (tất cả các VĐV quốc gia Đức) và tất cả các ngôi sao quốc tế khác đều thay đổi kiểu cầm vợt của họ thường xuyên và với các góc độ vợt tối ưu cho kỹ thuật đánh thuận tay và trái tay. Toàn bộ các thay đổi này xảy ra trong các loạt đánh bóng qua lại rất nhanh. Sự thay đổi cách cầm vợt đã trở thành tiêu chuẩn. Điều đó khác nhiều so với mười lăm, hai mươi năm trước đây. Các VĐV hàng đầu tại thời điểm đó chắc chắn không phải là những VĐV tồi, chẳng qua họ ưa thích một kiểu cầm vợt: hoặc trái tay, hoặc thuận tay hoặc kiểu trung gian. Theo đó, họ được gọi là các chuyên gia đánh trái tay, đánh thuận tay hoặc toàn diện. Họ đã không thay đổi kiểu cầm vợt của họ trong các loạt đánh bóng qua lại.
Khi nào thì tôi nên bắt đầu thay đổi kiểu cầm vợt?
Nếu bạn còn trẻ và muốn tiến lên hàng đầu thì bạn nên tìm hiểu nó càng sớm càng tốt và thực hành nó thật nhiều. Vẫn có thể học được ở giai đoạn sau. Đó là một đòi hỏi về động cơ và sự tập luyện. Hình 6 cho bạn thấy làm thế nào để bạn có thể thử các kiểu cầm vợt khác nhau sao cho bạn có thể cảm thấy nó là kiểu của mình. Hãy thay đổi kiểu cầm của bạn một lần là kiểu thuận tay và một lần là kiểu trái tay và quan sát kỹ những gì đang thay đổi.
Hãy thử các cú đánh khác nhau với cả hai kiểu cầm vợt để cảm nhận những lợi thế của sự thay đổi kiểu cầm với chính mình.
Trong phần cơ bản tiếp theo, Richard Prause sẽ trả lời câu hỏi cầm vợt kiểu nào là đúng và kiểu nào là sai. Ông sẽ chỉ ra tầm quan trọng của ngón tay cái và ngón trỏ.
(Hết phần 2)
Phần 2: Cách cầm vợt
Tôi nên cầm vợt như thế nào?
Cầm vợt thoải mái giữa ngón cái và ngón trỏ (hình 1). Ba ngón tay còn lại ôm quanh cán vợt (hình 2). Cổ tay ở vị trí cơ bản tự nhiên của nó (đường đỏ trên hình ảnh 1), có nghĩa là không uốn cong lên trên, mà cũng không xuống dưới. Đầu vợt hơi chỉ lên trên chút ít (hình 1). Đó là kiểu cầm vợt cơ bản hoặc trung lập. Tất cả mọi người bắt đầu chơi bóng bàn nên bắt đầu như thế này. Điều này cũng áp dụng cho các VĐV đang tập chơi và các cầu thủ nghiệp dư hàng đầu bởi vì về cơ bản bạn có thể chơi tất cả những cú đánh khác nhau mà không gặp bất kỳ khó khăn nào. Ở cấp độ cao nhất, các VĐV bắt đầu thay đổi giữa kiểu cầm vợt thuận tay và kiểu cầm vợt trái tay cách đây 10-15 năm.
Tôi có nên thay đổi kiểu cầm vợt trong khi chơi bóng? Tại sao tôi cần phải thay đổi?
Điều này chắc chắn là tùy thuộc vào trình độ của bạn và vào khối lượng tập luyện của bạn. Kiểu cầm vợt cần được thay đổi rất mau lẹ và điều đó là không hoàn toàn dễ dàng, nếu không đưa ra sự phán đoán tốt nhất nhằm thực hiện các kỹ thuật khác nhau. Tất cả các VĐV hàng đầu đều thay đổi cách cầm vợt của họ một cách thường xuyên. Chúng ta nói về kiểu cầm vợt thuận tay và trái tay. Hình 3-5 cho bạn thấy có sự khác biệt. Hình 3 thể hiện vị trí trung gian được đề cập ở trên. Nếu bạn tưởng tượng bề mặt của vợt như là một phần mở rộng của bàn tay thì mặt phẳng của cả hai cần phải song song và vợt ở vị trí thẳng (đường chấm chấm, hình 3). Bây giờ bạn sẽ thay đổi kiểu cầm khi bạn sẽ có hai khả năng. Bạn thay đổi theo kiểu cầm trái tay hoặc kiểu cầm thuận tay. Với kiểu cầm trái tay, vợt quay vào bên trong một chút. Điều này dẫn đến góc thuận lợi hơn cho các kỹ thuật đánh trái tay và sử dụng thêm cổ tay (hình 4). Với kiểu cầm thuận tay, thì ngược lại. Lúc này vợt được mở ra ngoài. Một lần nữa bạn sẽ có được một góc độ tốt hơn và cơ hội cho sự chuyển động cổ tay tốt hơn cho các kỹ thuật đánh các cú thuận tay. Việc bạn thay đổi góc vợt đi bao nhiêu là hoàn toàn mang tính cá nhân. Có một thực tế là Timo Boll, Dimitrij Ovtcharov và Christian Suess (tất cả các VĐV quốc gia Đức) và tất cả các ngôi sao quốc tế khác đều thay đổi kiểu cầm vợt của họ thường xuyên và với các góc độ vợt tối ưu cho kỹ thuật đánh thuận tay và trái tay. Toàn bộ các thay đổi này xảy ra trong các loạt đánh bóng qua lại rất nhanh. Sự thay đổi cách cầm vợt đã trở thành tiêu chuẩn. Điều đó khác nhiều so với mười lăm, hai mươi năm trước đây. Các VĐV hàng đầu tại thời điểm đó chắc chắn không phải là những VĐV tồi, chẳng qua họ ưa thích một kiểu cầm vợt: hoặc trái tay, hoặc thuận tay hoặc kiểu trung gian. Theo đó, họ được gọi là các chuyên gia đánh trái tay, đánh thuận tay hoặc toàn diện. Họ đã không thay đổi kiểu cầm vợt của họ trong các loạt đánh bóng qua lại.
Khi nào thì tôi nên bắt đầu thay đổi kiểu cầm vợt?
Nếu bạn còn trẻ và muốn tiến lên hàng đầu thì bạn nên tìm hiểu nó càng sớm càng tốt và thực hành nó thật nhiều. Vẫn có thể học được ở giai đoạn sau. Đó là một đòi hỏi về động cơ và sự tập luyện. Hình 6 cho bạn thấy làm thế nào để bạn có thể thử các kiểu cầm vợt khác nhau sao cho bạn có thể cảm thấy nó là kiểu của mình. Hãy thay đổi kiểu cầm của bạn một lần là kiểu thuận tay và một lần là kiểu trái tay và quan sát kỹ những gì đang thay đổi.
Hãy thử các cú đánh khác nhau với cả hai kiểu cầm vợt để cảm nhận những lợi thế của sự thay đổi kiểu cầm với chính mình.
Trong phần cơ bản tiếp theo, Richard Prause sẽ trả lời câu hỏi cầm vợt kiểu nào là đúng và kiểu nào là sai. Ông sẽ chỉ ra tầm quan trọng của ngón tay cái và ngón trỏ.
(Hết phần 2)
Fukuhara Ai- Đang tập đánh đều
- Tổng số bài gửi : 40
Points : 4227
Join date : 27/08/2013
Similar topics
» Cơ bản với Richard Prauce - HLV trưởng đội tuyển Đức-p7
» Cơ bản với Richard Prauce - HLV trưởng đội tuyển Đức-p8
» Cơ bản với Richard Prauce - HLV trưởng đội tuyển Đức- P1
» Cơ bản với Richard Prauce - HLV trưởng đội tuyển Đức- P3
» Cơ bản với Richard Prauce - HLV trưởng đội tuyển Đức-p4
» Cơ bản với Richard Prauce - HLV trưởng đội tuyển Đức-p8
» Cơ bản với Richard Prauce - HLV trưởng đội tuyển Đức- P1
» Cơ bản với Richard Prauce - HLV trưởng đội tuyển Đức- P3
» Cơ bản với Richard Prauce - HLV trưởng đội tuyển Đức-p4
Diễn đàn bóng bàn MIGATI :: Kỹ thuật/ Chiến thuật/ Huấn luyện :: Kỹ thuật & Chiến thuật trong bóng bàn :: Kỹ thuật cơ bản
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
28/11/2019, 11:06 am by viet0909
» Cách tập di chuyển nhanh trong bóng bàn
9/5/2016, 4:32 pm by doladola91
» Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày ở trẻ em
29/4/2016, 9:19 am by doladola91
» Bàn bóng bàn Double Fish X1, bàn bóng bàn thi đấu chuyên nghiệp
30/3/2016, 1:44 pm by thethaotamchinh
» Bàn bóng bàn DF-703, bàn bóng bàn cao cấp chính hãng Double Fish
29/3/2016, 3:25 pm by thethaotamchinh
» Những mẫu đồng hồ nam đẹp yêu thích nhất mọi thời đại
11/3/2016, 3:15 pm by huong123
» Chia sẻ kinh nghiệm chọn mua bàn bóng bàn phù hợp
11/1/2016, 9:32 am by thethaotamchinh
» Tran dinh Duong
10/1/2016, 5:12 am by hp2159m
» Kỳ 07: Ngày 08/09/2013
10/1/2016, 5:01 am by hp2159m
» 4 thương hiệu sản xuất bàn bóng bàn, dụng cụ bóng bàn nổi tiếng
7/1/2016, 3:17 pm by giantapta
» bán 1em vợt cốt sardius mặt nittaku
21/12/2015, 9:09 am by Hoangphuong123
» Giới thiệu Máy chạy bộ điện ELIFE T50 AD rẻ nhất tại Hà nội
3/12/2015, 1:51 pm by hoangoclan
» Kỳ 46: Ngày 22/11/2015
22/11/2015, 11:40 pm by michipsport
» Sao không thấy địa chỉ của các CLB nhỉ
22/11/2015, 11:12 am by sunggtim
» MỖI TUẦN MỘT LỜI KHUYÊN
4/11/2015, 2:46 pm by NGA.MICHIP
» Giá các loại bàn bóng bàn đang được ưa chuộng hiện nay
3/11/2015, 1:51 pm by thethaotamchinh
» Kỳ 45:Ngày 01/11/2015
1/11/2015, 10:58 pm by michipsport
» Kỳ 44: Ngày 18/11/2015
1/11/2015, 10:49 pm by michipsport
» Bàn bóng bàn cao cấp MP-9608, bàn bóng bàn giái rẻ cho cả gia đình
28/10/2015, 12:05 pm by thethaotamchinh
» LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHƠI BÓNG BÀN
23/10/2015, 8:52 am by NGA.MICHIP